您现在的位置是:Giải trí >>正文
Nhận định, soi kèo Saint
Giải trí46人已围观
简介 Nguyễn Quang Hải - 22/02/2025 09:47 Pháp ...
Tags:
相关文章
Siêu máy tính dự đoán Everton vs MU, 19h30 ngày 15/2
Giải tríPha lê - 21/02/2025 18:14 Máy tính dự đoán ...
【Giải trí】
阅读更多7 thực phẩm không nên ăn vào buổi tối
Giải tríChocolate: Theo Womenshealthmag, chocolate có hàm lượng đường cao khiến bạn dễ bị sâu răng. Bên cạnh đó, caffeine trong chocolate khiến thần kinh bị kích thích, gây nên chứng khó ngủ. Ảnh: Eatthis.
Rượu: Uống rượu làm giãn các van nối dạ dày và thực quản, cơ thể không thể giữ thực phẩm trong dạ dày, dễ gây trào ngược. Ngoài ra, uống rượu trước khi ngủ khiến bạn thức dậy suốt đêm và làm giảm chất lượng giấc ngủ. Ảnh: Eatthis.
Cà phê không chỉ có tính axit, mà còn chứa caffeine nên có khả năng tạo thêm axit dạ dày. Vì vậy, cà phê cũng là loại thức uống không dành cho buổi tối. Ảnh: Eat24hours.
Trái cây họ cam quýt: Thực phẩm này cũng có tính axit cao. Một ly nước cam rất tốt cho sức khỏe, nhưng những người có vấn đề về dạ dày hoặc thực quản không nên ăn vào ban đêm. Ảnh: Stylecraze.
Thực phẩm giàu chất béo: Bánh mì kẹp thịt, khoai tây chiên... thường chứa nhiều chất béo nên cơ thể mất nhiều thời gian để tiêu hóa, có thể gây đầy hơi, ảnh hưởng đến dạ dày. Ngoài ra, ăn nhiều thực phẩm này vào buổi tối khiến bạn mệt mỏi, thiếu năng lượng vào sáng hôm sau. Ảnh: Fastfoodmenunutrition.
Thịt đỏ: Các loại thịt đỏ rất khó tiêu hóa, cần mất thời gian dài để tiêu hóa lượng protein và chất béo trong thịt đỏ. Chúng sẽ kích thích cơ thể sản xuất nhiều endorphin khiến bạn sẽ thấy khó ngủ hơn nếu ăn vào buổi tối. Ảnh: Lifehacker.
Pho mát chứa nhiều chất béo nên có thể khiến bạn tăng cân nhanh nếu ăn chúng trước khi ngủ. Ảnh: Alphacoders.
(Theo Zing)
Những việc bạn nên làm trước khi ngủ 30 phút">...
【Giải trí】
阅读更多Cuộc đời của 'cha đẻ' cáp quang
Giải tríNarinder S.Kapany vừa là nhà vật lý, đồng thời là một doanh nhân tuyệt vời. Nhờ sự đóng góp tích cực của ông, các công trình nghiên cứu sợi quang học đã trở thành mối ưu tiên hàng đầu trong ngân sách của cả chính phủ lẫn doanh nghiệp.
Mọi thứ bắt đầu từ thời học sinh
Khi Kapany học trung học vào những năm 1940 ở Dehradun, một thành phố của Ấn Độ nằm dưới chân núi Himalaya. Giáo viên khoa học của ông đã khẳng định ánh sáng chỉ truyền theo đường thẳng.
Tiến sĩ Kapany qua đời ở tuổi 94. Ảnh: Getty. Tuy nhiên, sau nhiều năm làm quen với chiếc máy ảnh hộp, ông biết rằng ánh sáng có thể được quay theo nhiều hướng khác nhau thông qua thấu kính và lăng kính. Kapany cho biết chính thái độ của giáo viên đã giúp ông có động lực nghiên cứu vấn đề này xa hơn.
Khi học cao học tại Đại học Hoàng gia London vào năm 1952, Kapany nhận ra bản thân không hề đơn độc. Trong nhiều thập kỷ, các nhà khoa học trên khắp châu Âu đã nghiên cứu cách truyền ánh sáng qua những sợi thủy tinh linh hoạt. Tuy nhiên, sự bùng nổ của Chiến tranh thế giới thứ II cùng hàng loạt khó khăn về kỹ thuật đã níu chân những nghiên cứu này.
Sau khi hợp tác với nhà khoa học Harold Hopkins dưới cương vị trợ lý nghiên cứu, cặp đôi này đã công bố các phát hiện mới trên tạp chí Naturevào năm 1952. Theo đó, mô tả phương pháp bó hàng nghìn sợi thủy tinh siêu mỏng để tạo thành một đường truyền kết nối.
Cùng một số bài báo của những nhà khoa học khác, công trình của Hopkins và Kapany đã đánh dấu sự ra đời của cáp quang học, một trong những công nghệ đường truyền phổ biến hiện nay.
Trong những năm sau đó, báo chí đã ca ngợi Tiến sĩ Kapany là “cha đẻ của cáp quang”. Thậm chí, một số người tin rằng công trình của ông xứng đáng nhận giải Nobel Vật lý năm 2009. Thế nhưng, giải thưởng này thuộc về Charles Kao nhờ một nghiên cứu khác về sợi cáp quang.
Một lần nữa, niềm tin đó tiếp tục quay trở lại sau khi Tiến sĩ Kapany qua đời vào ngày 3/12/2020 ở tuổi 94.
Cuộc đời nhiều thăng trầm
Cho đến nay, mối liên hệ giữa công trình nghiên cứu sợi quang học giữa Tiến sĩ Kapany và Tiến sĩ Kao vẫn là điều gây tranh cãi. Tuy nhiên, sự đóng góp của ông trong quá trình phổ biến công nghệ sợi quang là không thể phủ nhận.
“Ông ấy là người tiên phong”, nhà báo khoa học Jeff Hecht chia sẻ trong một cuộc phỏng vấn.
Không chỉ là nhà nghiên cứu hàn lâm, Tiến sĩ Kapany còn lãnh đạo một trong những công ty đầu tư mạo hiểm đầu tiên ở Thung lũng Silicon. Ông không ngừng đưa các công nghệ cáp quang vào ngân sách nghiên cứu của công ty lẫn chính phủ. Nhờ đó, những phát hiện mang tính bước ngoặt của ông và Giáo sư Hopkins từ năm 1950 đã thu về không ít thành quả.
Tiến sĩ Kapany từng thành lập rất nhiều công ty công nghệ. Ảnh: Getty.
Theo cuốn sách “Thành phố ánh sáng” của Hecht, kể từ khi nhận bằng tiến sĩ vào năm 1955 cho đến năm 1965, Kapany là tác giả chính hoặc đồng tác giả của 56 bài báo khoa học, chiếm 30% nghiên cứu được công bố trong lĩnh vực này suốt thập kỷ đó. Ông đã viết cuốn sách đầu tiên về sợi quang học và tự đặt tên cho thuật ngữ này vào năm 1960 trên tờ Scientific American.
Narinder Singh Kapany sinh ngày 31/10/1926 trong một gia đình ở Moga, một thị trấn tại Punjab, nằm phía tây bắc Ấn Độ. Cha của ông - Sundar Singh Kapany - làm việc trong ngành than. Còn mẹ - Kundan Kaur Kapany – là một nội trợ. Sau khi tốt nghiệp tại Đại học Agra (nay là Đại học Dr. Bhimrao Ambedkar University), ông làm việc cho một nhà máy sản xuất vũ khí của chính phủ ở Dehradun trước khi chuyển đến Anh.
Mặc dù yêu thích nghiên cứu, Tiến sĩ Kapany chưa bao giờ có kế hoạch trở thành một nhà khoa học hàn lâm. Ban đầu, ông chuyển đến Anh để thực tập cho một công ty quang học ở Scotland với mục đích áp dụng kiến thức sau khi thành lập công ty riêng của mình ở Ấn Độ. Nhưng cơ hội làm việc với Giáo sư Hopkins, một nhân vật nổi tiếng trong thế giới quang học, quá hấp dẫn để cưỡng lại.
Tiến sĩ Kapany thời trẻ. Ảnh: NYT.
Tuy nhiên, mối quan hệ của họ lại không hề ổn định. Ngay sau khi xuất bản bài báo trên tạp chí Nature, hai người đàn ông ngừng hợp tác. Giáo sư Hopkins cáo buộc Tiến sĩ Kapany phóng đại sự đóng góp của mình. Ngược lại, Kapany cho rằng nhờ có ông, những lý thuyết trên tấm bảng phấn mới có thể biến thành hiện thực.
Năm 1954, sau khi bài báo trên tạp chí Naturexuất hiện, Tiến sĩ Kapany kết hôn với Satinder Kaur, một người phụ nữ gốc Ấn Độ đang học khiêu vũ ở London. Năm 1955, cả hai lên đường đến New York sau khi Tiến sĩ Kapany được mời làm việc tại Đại học Rochester và ký hợp đồng tư vấn với Brusch & Lomb, một công ty chăm sóc mắt.
Tiến sĩ Kapany phát triển không ngừng trong giới học thuật. Vào năm 1960, ông chuyển đến California và thành lập công ty Công nghệ Quang học, với mục đích thương mại hóa nghiên cứu của mình. Công ty đặt trụ sở tại Palo Alto, công ty này ngay sau đó được Draper, Gaither & Anderson – một trong những công ty đầu tư mạo hiểm đầu tiên ở bờ Tây, tài trợ.
Gia đình Kapany chuyển đến Illinois sau khi có một bé trai. Tại đây, Tiến sĩ Kapany nhận công việc giảng dạy tại Viện Công nghệ Illinois. Sau khi người vợ qua đời năm 2016, Tiến sĩ Kapany sống cùng 2 người con và 4 người cháu.
Mối quan hệ giữa Tiến sĩ Kapany và Thomas J.Perkins, một trong số lãnh đạo của công ty, đổ vỡ không lâu sau đó. Mặc dù Tiến sĩ Kapany đưa công ty của mình ra đại chúng vào năm 1967, công ty này ngay sau đó chìm xuống dưới áp lực doanh thu và ngân sách. Ông rời đi cùng năm đó và thành lập công ty chuyên sản xuất thiết bị sợi quang mới – Kaptron - nhưng bán đi sau đó. Năm 1999, ông tiếp tục thành lập một công ty khác – K2 Optronics – cùng với con trai của mình.
Ngay cả khi trở thành một doanh nhân, Tiến sĩ Kapany chưa bao giờ rời bỏ hoàn toàn lĩnh vực học thuật. Ông đã giảng dạy tại Đại học California, Santa Cruz, từ năm 1977-1983 và sau đó tham gia giảng dạy tại một số trường đại học khác.
Tiến sĩ Kapany đồng thời là một người theo đạo Sikh. Bên cạnh đó, ông dành rất nhiều công sức vào bộ sưu tập nghệ thuật Sikh lớn nhất thế giới cũng như tài trợ nhiều phòng trưng bày trên khắp đất nước.
Theo người con trai, điểm đặc biệt của Tiến sĩ Kapany chính là chất giọng Mỹ pha giữa giọng nam cao của người Ấn Độ và tiếng Anh.
“Ông ấy sử dụng chiếc khăn xếp như một loại vũ khí. Khi bạn nhìn thấy một chàng trai đội khăn xếp và nói chuyện như J.F.K (cố tổng thống Mỹ), bạn sẽ không thể quên anh ấy”, con trai ông chia sẻ.
Theo Zing
Hai tuyến cáp quang biển quốc tế đang gặp sự cố
Theo nguồn tin riêng của ICTnews, 2 tuyến cáp quang biển quốc tế IA và APG đã gặp sự cố trong những ngày đầu năm mới 2021, ảnh hưởng nhất định đến chất lượng kết nối Internet Việt Nam đi quốc tế.
">...
【Giải trí】
阅读更多
热门文章
- Nhận định, soi kèo Hermannstadt vs Gloria Buzau, 22h00 ngày 21/2: Tiếp tục trắng tay
- Thiết lập Cổng dữ liệu quốc gia, nền tảng quan trọng của Chính phủ số
- Mất 3.500 giờ phục chế để xe cổ Jaguar gần 60 năm tuổi đẹp như mới
- Vì sao da Nappa giúp ô tô sang trọng hơn?
- Nhận định, soi kèo Real Sociedad vs Leganes, 03h00 ngày 24/2: Thêm một lần vùi dập
- Xét xử ông Đỗ Hữu Ca, 4 lần nhận tổng số tiền 35 tỷ chạy án
最新文章
-
Siêu máy tính dự đoán Las Palmas vs Barca, 03h00 ngày 23/2
-
Theo đại diện Cục Tin học hóa, sau hội nghị tham vấn doanh nghiệp, Bộ TT&TT sẽ sớm hoàn thiện dự thảo Chiến lược phát triển Chính phủ số để trình Thủ tướng Chính phủ xem xét, ban hành. Phát triển Chính phủ số Việt Nam giai đoạn mới
Ngày 6/8, Cục Tin học hóa, Bộ TT&TT đã tổ chức hội nghị tham vấn doanh nghiệp về Chiến lược phát triển Chính phủ số giai đoạn 2021 - 2025, định hướng đến năm 2030.
Theo ông Nguyễn Phú Tiến, Phó Cục trưởng Cục Tin học hóa, thực hiện nhiệm vụ Chính phủ giao tại Nghị quyết 01 ngày 1/1/2020 và triển khai xây dựng Chính phủ số - một trong ba trụ cột của Chương trình chuyển đổi số quốc gia, thời gian qua, Bộ TT&TT đã xây dựng dự thảo Chiến lược phát triển Chính phủ số giai đoạn 2021 – 2025, định hướng đến năm 2030.
Dự thảo Chiến lược đã được Bộ TT&TT xin ý kiến rộng rãi các bộ, ngành, địa phương, cơ quan, tổ chức, các chuyên gia trong nước, quốc tế và đang được hoàn thiện.
Dự thảo Chiến lược xác định tầm nhìn phát triển Chính phủ số Việt Nam đến năm 2030: “Chính phủ số là trụ cột trong mô hình phát triển kinh tế - xã hội, gắn kết Chính phủ số với kinh tế số, xã hội số, giúp Chính phủ có năng lực phục vụ và kiến tạo với mức độ cá thể hóa theo nhu cầu của người dùng và doanh nghiệp, dựa trên phân tích dữ liệu để đổi mới quản trị hành chính công”.
Để hiện thực hóa tầm nhìn trên, trong dự thảo Chiến lược, Bộ TT&TT xác định việc xây dựng, phát triển Chính phủ số gắn kết chặt chẽ với chuyển đổi số và phát triển đô thị thông minh, bảo đảm an toàn, an ninh mạng và chủ quyền số quốc gia theo các quan điểm: Chuyển đổi toàn bộ hoạt động của cơ quan nhà nước lên môi trường số; cơ quan nhà nước sử dụng dữ liệu, các công nghệ số để ra quyết định và quản lý xã hội hiệu quả hơn, tạo nền tảng, dẫn dắt chuyển đổi số quốc gia;
Lấy người dân và doanh nghiệp làm trung tâm; minh bạch hóa, tăng cường sự tham gia của người dân và doanh nghiệp vào hoạt động của cơ quan nhà nước; hình thành văn hoá số, người dân có thói quen sử dụng dịch vụ số;
Kết hợp hài hòa mô hình tập trung và phân tán; tuân thủ Khung Kiến trúc Chính phủ điện tử Việt Nam; các nền tảng dùng chung cho Chính phủ số phải được làm trước, làm tốt, làm tập trung sau đó nhân rộng; phát triển các nền tảng theo hướng dịch vụ có thể sử dụng tại mọi nơi, không phân biệt cấp chính quyền; Dữ liệu cần được quản lý như là tài nguyên quan trọng, được chia sẻ một cách tối đa trong các cơ quan nhà nước và phục vụ người dân, doanh nghiệp theo quy định của pháp luật;
Mục tiêu kép là gắn phát triển Chính phủ số với phát triển các doanh nghiệp công nghệ số Việt Nam; doanh nghiệp công nghệ số Việt Nam làm chủ các công nghệ lõi, làm chủ các nền tảng mở phục vụ Chính phủ số; các doanh nghiệp có thể tham gia quá trình cung cấp dịch vụ hành chính công.
Cùng với đó, dự thảo Chiến lược cũng đề ra những mục tiêu, nhiệm vụ, giải pháp cần triển khai để phát triển Chính phủ số Việt Nam trong giai đoạn mới.
Doanh nghiệp, hiệp hội đánh giá cao dự thảo Chiến lược
Tại hội nghị, đại diện Viettel Solutions, VNPT-IT, VietnamPost, FPT IS, CMC cùng đại diện các hội, hiệp hội trong lĩnh vực CNTT như Hội Tin học Việt Nam, Hội Truyền thông số Việt Nam, Câu lạc bộ phần mềm tự do nguồn mở Việt Nam (VFOSSA) đều cho rằng việc xây dựng Chiến lược là cần thiết và định hướng phát triển Chính phủ số phù hợp với xu thế phát triển trên thế giới.
Ông Nguyễn Hồng Quang, Chủ tịch Câu lạc bộ Phần mềm tự do nguồn mở (VFOSSA) đánh giá, dự thảo Chiến lược có định hướng rõ ràng, theo xu hướng phát triển của thế giới là phát triển Chính phủ điện tử hướng tới Chính phủ số, góp phần quan trọng trong việc nâng cao chất lượng điều hành của Chính phủ trong thời đại 4.0.
Có cùng quan điểm với đại diện VFOSSA, ông Nguyễn Quang Đồng, Viện trưởng Viện nghiên cứu Chính sách và Phát triển Truyền thông, Hội Truyền thông số Việt Nam nhận định, dự thảo Chiến lược rất chi tiết và có trọng tâm về mặt kế hoạch hành động. Đặc biệt, Chiến lược có những điểm đột phá để tiếp cận xu hướng quản trị công chung của thế giới.
“Chẳng hạn như quan điểm cá nhân hóa dịch vụ công phục vụ trực tiếp theo nhu cầu của người dân, doanh nghiệp là điểm tôi nghĩ rất tiến bộ, các nước phát triển trên thế giới cũng đang đi theo xu hướng này để thực hiện”, ông Đồng dẫn chứng.
Cơ chế để doanh nghiệp cùng nhà nước phát triển Chính phủ số, kinh phí đầu tư cho CNTT và vấn đề tạo lập, quản lý, chia sẻ dữ liệu là những nội dung được nhiều đại biểu góp ý cho dự thảo Chiến lược (Ảnh minh họa). Tổng thư ký Hội Tin học Việt Nam Nguyễn Long cũng khẳng định: Việc Bộ TT&TT xây dựng dự thảo Chiến lược phát triển Chính phủ số giai đoạn 2021 - 2025, định hướng đến năm 2030 là rất quan trọng và đúng hướng. Theo ông, một điểm nổi bật của dự thảo Chiến lược là đã đưa ra vai trò tham gia tích cực của doanh nghiệp, gắn kết doanh nghiệp công nghệ số với chương trình và có những đột phá như giao doanh nghiệp thực hiện những công việc mà trước chỉ nhà nước làm.
Ông bày tỏ mong muốn Chiến lược này sớm được hoàn thiện, trình Thủ tướng ban hành để thực hiện bước đầu tiên trong quá trình thay đổi nhận thức, chuyển đổi phương thức điều hành quốc gia từ môi trường truyền thống, môi trường ứng dụng tin học sang môi trường số và hướng tới quốc gia số.
Bên cạnh đó, trong khuôn khổ hội nghị tham vấn, các đại biểu đã nêu ý kiến đóng góp để góp phần hoàn thiện dự thảo Chiến lược phát triển Chính phủ số, cụ thể: Cân nhắc, xem xét các mục tiêu để đảm bảo tính khả thi; Quan tâm đến việc xây dựng các tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật đánh giá các phần mềm ứng dụng khi đưa vào thực tế; Hoàn thiện môi trường pháp lý, đơn giản hóa thủ tục để các doanh nghiệp có thể đồng hành cùng cơ quan nhà nước trong các dự án phát triển Chính phủ số.
Đồng thời, các đại biểu cũng đề xuất dự thảo Chiến lược cần nhấn mạnh hơn đến việc sử dụng dữ liệu để ra các quyết định điều hành, lập quy hoạch, kế hoạch phát triển kinh tế xã hội; Quy định cụ thể việc địa phương cần dành tối thiểu 1% ngân sách chi thường xuyên để dành cho hoạt động ứng dụng CNTT; Bổ sung giải pháp xây dựng kho phần mềm phục vụ Chính phủ số dùng chung ở quy mô quốc gia…
Vân Anh
Việt Nam sẽ trở thành quốc gia số vào năm 2030
“Chương trình Chuyển đổi số quốc gia đến năm 2025, định hướng đến năm 2030” vừa được phê duyệt, với tầm nhìn đến năm 2030 Việt Nam trở thành quốc gia số, ổn định và thịnh vượng, tiên phong thử nghiệm các công nghệ và mô hình mới.
" alt="Sớm trình dự thảo Chiến lược phát triển Chính phủ số Việt Nam đến năm 2025">Sớm trình dự thảo Chiến lược phát triển Chính phủ số Việt Nam đến năm 2025
-
Căn nhà nhỏ nằm sâu trong con ngõ ở thôn Thanh Cù, xã Ngọc Thanh, huyện Kim Động, tỉnh Hưng Yên là nơi vợ chồng chị Trần Thị Sinh (SN 1975) và anh Nguyễn Phan Tĩnh (SN 1975) sinh sống. Trước mắt chúng tôi, một người đàn ông đang nằm bất động trên giường. Trên cơ thể teo tóp chỉ còn da bọc xương, những vết lở loét bắt đầu xuất hiện. Thấy khách lạ, anh Tĩnh hướng đôi mắt vô hồn lên nhìn. Với anh, thế giới riêng bây giờ chỉ là chiếc giường và người vợ ngày đêm tần tảo. Không biết khi nằm đó, anh có biết chị Sinh đang trải qua những chuỗi ngày cực nhọc, vất vả.
Anh Tĩnh sống thực vật sau tai nạn Ngồi xoa bóp cho chồng, chị Sinh nhíu mày, gương mặt sạm lại, hai mắt thâm quầng vì những đêm thức trắng. Hết xoa tay, bóp chân, chị lại chùi nước dãi chảy ra từ miệng chồng, một công việc mà chị đã quen từ nhiều tháng nay.
Được biết, vợ chồng chị Sinh có với nhau 2 người con. Cậu con lớn nghỉ học từ sớm đi làm thuê phụ giúp gia đình, con gái út đang học lớp 8. Trước kia, anh Tĩnh vốn là lao động chính, trụ cột trong gia đình vì chị Sinh sức khỏe yếu. xin làm thuê cũng không ai mướn. Chị chỉ quanh quẩn với mấy sào ruộng quanh nhà và lo nội trợ chăm con.
Mọi sinh hoạt của chồng đều đến tay chị Sinh Anh Tĩnh không được nhanh nhẹn, dẫu vậy mọi gánh nặng kinh tế gia đình đều đổ dồn vào vai anh. Hễ có ai thuê gì, không quản nắng mưa, nặng nhọc anh đều nhận làm để mong có tiền nuôi các con ăn học đủ đầy. Tưởng khó khăn đã qua đi khi các con đã lớn hơn thì tai họa liên tiếp đổ xuống gia đình.
Tháng 9/2019, anh Tĩnh không may bị tai nạn giao thông trên đường đi làm. Nhập viện cấp cứu, anh rơi vào hôn mê sâu, bác sĩ kết luận chấn thương sọ não nặng phải phẫu thuật. Sau phẫu thuật, bác sĩ tiên lượng xấu và nếu cứu được thì cũng chỉ sống đời thực vật.
Nằm điều trị 3 tháng ở bệnh viện tỉnh thì tài chính kiệt quệ, không biết vay mượn ở đâu, gia đình đành xin đưa anh về nhà tự chăm sóc. Giờ anh Tĩnh sống thực vật, chỉ nằm một chỗ và mọi sinh hoạt hằng ngày đều cần người khác chăm sóc.
Chân tay anh Tĩnh teo tóp do nằm lâu, xuất hiện những vết lở loét Trong lúc gia đình rơi vào cảnh khốn đốn nhất thì chị Sinh phát hiện có khối u trong tử cung, phải vào viện phẫu thuật gấp. Chi phí điều trị lúc đó hết gần 20 triệu đồng, phải nhờ anh em trong gia đình nội ngoại đứng ra vay mượn giùm.
Những ngày đầu về nhà sau phẫu thuật, chị Sinh chẳng thể giúp được gì cho chồng vì sức khỏe còn yếu. Khi đó con gái út đang học lớp 8 được nghỉ học vì dịch bệnh một mình chăm sóc cả bố lẫn mẹ.
Hiện sinh hoạt hằng ngày và tiền thuốc thang cho anh Tĩnh đều dựa vào đồng lương của cậu con trai đi làm thuê gửi về, ngoài ra không có một khoản thu nhập nào thêm. Bữa ăn của mẹ con chị Sinh hầu như chỉ có mì tôm và rau có sẵn quanh nhà. Còn anh Tĩnh ăn uống nhờ máy xông.
Anh Nguyễn Văn Tưởng (SN 1970), anh trai của anh Tĩnh chia sẻ: "Nhìn em trai như vậy, tôi đau lòng lắm. Khốn khổ hơn nữa là cả vợ nó cũng mang bệnh. Căn nhà đang ở thì dột nát, do các cụ để lại từ rất lâu rồi mà chưa có điều kiện sửa lại. Tôi cũng chỉ hỗ trợ được một phần chứ giờ mọi sinh hoạt của Tĩnh một mình em dâu tôi xoay xở".
Trong căn nhà dột nát, xuống cấp, ngày mưa phải trải bạt lên mái nhà che dột, người đàn ông gầy gò lờ đờ nhìn vô thức. Bên cạnh, vợ anh lặng lẽ bưng cốc nước bón cho chồng, đôi mắt cạn khô như đã cam chịu trước số phận. Tiền ăn, tiền thuốc hàng ngày cho chồng chủ yếu chị đi vay mượn, xoay sở, ai cho gì thì có nấy chứ không làm ra tiền.
Chị Sinh cam chịu trước số phận nghiệt ngã của gia đình Trao đổi với VietNamNet, bà Trần Thị Khảm, trưởng thôn Thanh Cù cho hay: "Vợ chồng anh Tĩnh ở địa phương thuộc diện hồ nghèo, có hoàn cảnh éo le. Bản thân trước tai nạn hai người cũng không được nhanh nhẹn, bình thường. Từ ngày anh Tĩnh gặp nạn, gia cảnh túng bấn, địa phương cũng kêu gọi mọi người ủng hộ nhưng cũng chỉ được phần nào. Rất mong các cơ quan báo đài phản ánh để nhiều người biết đến, cùng giúp đỡ họ vượt qua khó khăn".
Phạm Bắc
Mọi sự giúp đỡ xin gửi về:
1. Gửi trực tiếp: Chị Trần Thị Sinh, thôn Thanh Cù, xã Ngọc Thanh, huyện Kim Động, tỉnh Hưng Yên. SĐT 0362855592
2. Ủng hộ qua Báo VietNamNet: Ghi rõ ủng hộ MS 2020.150 (Ủng hộ chị Trần Thị Sinh)
Chuyển khoản: Báo VIETNAMNET
Số tài khoản: 0011002643148. Sở giao dịch Ngân hàng Ngoại Thương Việt Nam - 198 Trần Quang Khải, Hà Nội
- Chuyển khoản từ nước ngoài: Bank account: VIETNAMNET NEWSPAPER
- The currency of bank account: 0011002643148
- Bank:- BANK FOR FOREIGN TRADE OF VIETNAM
- Address: 198 Tran Quang Khai, Hanoi,Vietnam
- SWIFT code: BFTVVNV X
- Qua TK ngân hàng Viettinbank:
Chuyển khoản: Báo VietNamnet
Số tài khoản: 114000161718
Ngân hàng TMCP Công Thương Việt Nam - Chi nhánh Đống Đa
- Chuyển tiền từ nước ngoài:
Vietnam Joint Stock Commercial Bank for Industry and Trade, Dong Da Branch
- Address: 183 Nguyễn Lương Bằng, quận Đống Đa, Hà Nội
- Swift code: ICBVVNVX126
3. Hoặc trực tiếp báo VietNamNet:
- Phía Bắc địa chỉ: tầng 3, tòa nhà C’Land,156 Xã Đàn 2, phường Nam Đồng, quận Đống Đa, Hà Nội.
- Phía Nam: Văn phòng đại diện báo VietNamNet phía Nam, số 408 Điện Biên Phủ, P11,Q10, TP.HCM. SĐT: 08 3818 1436.Con cần 80 triệu chữa bệnh, mẹ vét túi không nổi 5 triệu đồng
Võ Hoàng Uyên đã truyền xong toa hóa chất cuối cùng, sắp tới con sẽ được xạ trị để ngăn chặn tế bào ung thư xâm lấn. Thế nhưng, 80 triệu đồng là con số quá lớn đối với gia đình con ở thời điểm hiện tại.
" alt="Số phận bất hạnh của người phụ nữ chăm chồng thực vật">Số phận bất hạnh của người phụ nữ chăm chồng thực vật
-
Đi cả ngày trời, chị Nguyễn Thị Ly (25 tuổi, quê Thanh Hoá) mới hỏi vay được vài trăm ngàn đồng để bồng bế con đến Bệnh viện Nhi Thanh Hoá điều trị. Trên đường, đi ngang qua một khóm tre, chị không khỏi chạnh lòng miên man suy nghĩ. Nỗi ám ảnh suốt cuộc đời chị đều bắt nguồn từ những khóm tre đó. Bằng giọng lơ lớ xen lẫn sự nghẹn ngào, chị Ly cho biết, khi được 6 tháng tuổi, do không có điều kiện nuôi nấng, mẹ đẻ chị đã để lại đứa con gái nhỏ ngơ ngác dưới một gốc tre. May sao vợ chồng người hàng xóm gần nhà nghe thấy tiếng khóc mà phát hiện ra. Thương cho hoàn cảnh, hai người đã làm thủ tục nhận chị Ly làm con nuôi.
Chị Ly từng bị bỏ rơi, nay con lại bệnh tật Mặc dù may mắn được bố mẹ nuôi thương yêu, chăm sóc lớn lên nhưng chị vẫn không thoát khỏi mặc cảm khi bị bạn bè cùng trang lứa trêu chọc, chịu cái nhìn mỉa mai của nhiều người. Những đêm mất ngủ, chị luôn cảm thấy sự tủi nhục len lỏi trong tim.
Năm 2016, chị lập gia đình cùng anh Nguyễn Văn Tuấn. Niềm hạnh phúc nhỏ bé vỡ oà khi bé Nguyễn Khánh Lê ra đời. Chị Ly tự nhủ sẽ dành hết những gì tốt đẹp nhất cho con. Nào ngờ, được 3 tháng tuổi, Lê có triệu chứng lạ, chân tay run rẩy thường xuyên.
Ban đầu, chị chỉ nghĩ do con nghe nhạc nhiều nên bị ảnh hưởng. Nhưng sau đó, chân tay cháu Lê cứ co cứng. Đưa con đến Bệnh viện Nhi Thanh Hoá, các bác sĩ chẩn đoán cháu mắc bệnh teo não. Tuy nhiên, sau khi chụp cộng hưởng từ, kết quả cho thấy cháu bị teo tiểu cầu não. Nguyên nhân do đột biến nhiễm sắc thể không liên quan đến gen bố mẹ.
Do gia đình quá nghèo, chị không thể đưa con đi bệnh viện thường xuyên mà tìm đến phương pháp bấm huyệt, thuốc Đông Y. Nhưng tất cả cũng đều không có tác dụng. Ngày hôm nay, chị lại đưa con đến bệnh viện để tìm kiếm những hy vọng mong manh khác.
Nhà quá nghèo nên Khánh Lê không có điều kiện chữa trị Chỉ mong cứu mạng con
Suốt 4 năm trời chạy chữa cho con, gia đình chị Ly gần như cạn kiệt hoàn toàn về kinh tế. Để có tiền cho con đi bệnh viện, chị phải vay mượn hơn 100 triệu đồng. Đến nay, số tiền này đã hết sạch. Chị đành ôm con về nhà, hàng tháng chỉ dám đưa đi kiểm tra.
Chồng chị Ly làm công nhân, lương vỏn vẹn 4 triệu đồng, riêng tiền thuốc cho cháu Lê đã tốn hết 2 triệu đồng/tháng. Năm 2018 chị sinh thêm con thứ hai, từ đó đến nay chị không thể đi làm. Mỗi lần nhìn Lê lên cơn co giật, chị bất lực không biết làm thế nào ngoài rơi nước mắt.
"Em đã không may mắn bằng nhiều người, giờ con lại bệnh tật, mất hết nhận thức, nhiều khi con lên cơn co giật mà không có tiền đưa đi viện. Giờ nhà em chẳng còn gì, chỉ thỉnh thoảng mới dám đưa con đi kiểm tra rồi về luôn", chị Ly oà khóc.
Điều chị Ly sợ nhất là không có tiền đưa con đi cấp cứu kịp thời Không chỉ vậy, mẹ chồng chị còn bị bệnh tim nhiều năm nay. Bố chồng có một khối u ở chân phải, mổ đến 2 lần. Mặc dù thương cháu nhưng ông bà cũng không có khả năng giúp đỡ. Nhìn con ngơ ngác nằm trên chiếc giường cũ, miệng há ra "hớp" lấy từng hơi một cách khó nhọc, chị lo lắng sợ nếu con nguy kịch, sẽ chẳng biết xoay sở thế nào để đưa con đi cứu chữa kịp thời.
Người mẹ nghèo khốn khổ lúc này chỉ mong một phép màu. Khánh Lê mới 4 tuổi, vẫn còn cơ hội được sống, được khoẻ mạnh. Nhưng với hoàn cảnh gia đình hiện tại thì cha mẹ bé đã lực bất tòng tâm.
Phạm Bắc
Mọi sự giúp đỡ xin gửi về:
1. Gửi trực tiếp: Chị Nguyễn Thị Ly. Địa chỉ: thôn 4, xã Lĩnh Toại, huyện Hà Trung, tỉnh Thanh Hóa. Số điện thoại: 0343337051.
2. Ủng hộ qua Báo VietNamNet: Ghi rõ ủng hộ MS 2020.218 (Ủng hộ bé Nguyễn Khánh Lê).
Chuyển khoản: Báo VIETNAMNET
Số tài khoản: 0011002643148. Sở giao dịch Ngân hàng Ngoại Thương Việt Nam - 198 Trần Quang Khải, Hà Nội
- Chuyển khoản từ nước ngoài: Bank account: VIETNAMNET NEWSPAPER
- The currency of bank account: 0011002643148
- Bank:- BANK FOR FOREIGN TRADE OF VIETNAM
- Address: 198 Tran Quang Khai, Hanoi,Vietnam
- SWIFT code: BFTVVNV X
- Qua TK ngân hàng Viettinbank:
Chuyển khoản: Báo VietNamnet
Số tài khoản: 114000161718
Ngân hàng TMCP Công Thương Việt Nam - Chi nhánh Đống Đa
- Chuyển tiền từ nước ngoài:
Vietnam Joint Stock Commercial Bank for Industry and Trade, Dong Da Branch
- Address: 183 Nguyễn Lương Bằng, quận Đống Đa, Hà Nội
- Swift code: ICBVVNVX126
3. Hoặc trực tiếp báo VietNamNet:
- Phía Bắc địa chỉ: tầng 3, tòa nhà C’Land,156 Xã Đàn 2, phường Nam Đồng, quận Đống Đa, Hà Nội.
- Phía Nam: Văn phòng đại diện báo VietNamNet phía Nam, số 408 Điện Biên Phủ, P11,Q10, TP.HCM. SĐT: 028 3818 1436.8 năm ung thư, cậu bé khổ sở giấu mình trong "vỏ kén"
Một cậu bé trắng trẻo, bầu bĩnh, đội chiếc mũ lông nép sau cánh cửa đang mở hé nhìn ra. Thấy người lạ, con lập tức lùi lại. Đã 8 năm nay, thế giới của Tài chỉ là những người thân ruột thịt trong gia đình.
" alt="Không có tiền, mẹ sợ không kịp đưa con đi cấp cứu">Không có tiền, mẹ sợ không kịp đưa con đi cấp cứu
-
Nhận định, soi kèo Strasbourg vs Brest, 23h15 ngày 23/2: Bệ phóng sân nhà
-
Người nước ngoài không được mua và sở hữu nhà ở đối với nhà ở thương mại trong dự án NƠXH (Ảnh: Khu NƠXH Vân Trung, xã Vân Trung, huyện Việt Yên (Bắc Giang)/ ANTĐ) Bên cạnh đó, theo quy định tại điểm c khoản 1 Điều 6 Thông tư số 20 năm 2016 của Bộ Xây dựng hướng dẫn thực hiện một số nội dung của Nghị định số 100 năm 2015 của Chính phủ về phát triển và quản lý NƠXH, đối với phần kinh doanh thương mại trong dự án NƠXH quy định tại điểm b và c khoản 1 Điều 9 Nghị định số 100 (được xác định cụ thể trong dự án xây dựng NƠXH được cấp có thẩm quyền phê duyệt) thì chủ đầu tư được bán, cho thuê, cho thuê mua theo giá kinh doanh thương mại (trong cơ cấu giá đã bao gồm cả tiền sử dụng đất) cho các đối tượng có nhu cầu để bù đắp chi phí đầu tư NƠXH, góp phần giảm giá bán, giá cho thuê, giá cho thuê mua NƠXH và giảm chi phí quản lý, vận hành NƠXH của dự án.
Như vậy, Nghị định số 100 năm 2015 của Chính phủ và Thông tư số 20 năm 2016 của Bộ Xây dựng không quy định hạn chế về đối tượng được mua, thuê, thuê mua phần diện tích sàn nhà ở của dự án NƠXH để bán, cho thuê, thuê mua theo giá kinh doanh thương mại.
Tuy nhiên, theo quy định tại khoản 2 Điều 159 Luật Nhà ở năm 2014; khoản 1 Điều 75 Nghị định số 99 ngày 20/10/2015 của Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Nhà ở và khoản 2 Điều 75 Nghị định số 99 (được sửa đổi, bổ sung tại khoản 22 Điều 1 của Nghị định số 30/2021/NĐ-CP) thì tổ chức nước ngoài chỉ được mua, thuê mua nhà ở thương mại (căn hộ chung cư, nhà ở riêng lẻ) trong dự án đầu tư xây dựng nhà ở thương mại, trừ khu vực bảo đảm quốc phòng, an ninh theo quy định của pháp luật.
“Đối chiếu với các quy định nêu trên thì tổ chức nước ngoài không được mua và sở hữu nhà ở đối với nhà ở thương mại trong dự án NƠXH”, Bộ Xây dựng nêu rõ.
Dừng việc cho chuyên gia nước ngoài ở các dự án NƠXH
Tháng 4 vừa qua, tại buổi làm việc về một số nội dung liên quan đến dự án khu NƠXH Vân Trung, xã Vân Trung, huyện Việt Yên (Bắc Giang), Phó Chủ tịch UBND tỉnh Phan Thế Tuấn đã nhất trí với đề xuất của Sở Xây dựng về việc dừng lưu trú của chuyên gia tại một số công trình của dự án.
Quầy tư vấn bán hàng quanh dự án NƠXH tại thị trấn Nếnh vào tháng 3/2022 (Ảnh: Báo Bắc Giang) Lãnh đạo tỉnh Bắc Giang yêu cầu Công ty TNHH Fugiang, chủ đầu tư dự án di chuyển các chuyên gia ra khỏi các khu nhà của dự án.
Đồng thời, yêu cầu Ban Quản lý các khu công nghiệp tỉnh tăng cường công tác quản lý lao động nước ngoài tại các khu công nghiệp theo quy định; theo dõi, đôn đốc việc di chuyển của các chuyên gia đang lưu trú ra khỏi các khu nhà của dự án chậm nhất vào ngày 20/4/2022. Hỗ trợ tìm các địa điểm, vị trí lưu trú mới cho chuyên gia (trong trường hợp được đề nghị hỗ trợ)…
Cũng liên quan đến vấn đề về NƠXH, tại Bắc Giang, thời gian qua, báo chí phản ánh về việc dự án NƠXH ở Khu đô thị thị trấn Nếnh (Việt Yên) dù chưa đủ điều kiện bán căn hộ nhưng xuất hiện một số điểm tư vấn đặt cọc, giữ chỗ mua nhà.
Đây là dự án do liên danh Công ty cổ phần Khu công nghiệp Sài Gòn - Hải Phòng và Công ty cổ phần Đầu tư phát triển bền vững EVERGREEN Bắc Giang làm chủ đầu tư.
Chủ đầu tư đã ký hợp đồng với Công ty cổ phần Dịch vụ bất động sản EverLand (Công ty EverLand) thực hiện truyền thông dự án như: Cung cấp thông tin và tư vấn sản phẩm của dự án; tìm kiếm đối tác, khách hàng có nhu cầu mua hoặc thông qua đơn vị thứ ba thực hiện trong phạm vi công việc tại hợp đồng.
Theo Công an tỉnh và UBND huyện Việt Yên, tại thời điểm kiểm tra chưa thu thập được hồ sơ, tài liệu liên quan đến việc kinh doanh bất động sản tại dự án của chủ đầu tư.
Tuy nhiên, dù chỉ ký hợp đồng làm công tác truyền thông với chủ đầu tư nhưng Công ty Everland đã tự ý ký "văn bản thỏa thuận", nhận tiền "đặt cọc" để bảo đảm việc khách hàng hoặc người của khách hàng tìm kiếm (người đủ điều kiện mua sản phẩm của dự án theo quy định) được ký hợp đồng hợp tác đầu tư hoặc hợp đồng mua bán sản phẩm với chủ đầu tư khi dự án đủ điều kiện được giao dịch.
Toàn bộ số tiền đặt cọc sẽ được khấu trừ vào lần thanh toán đầu tiên khi khách hàng ký hợp đồng với chủ đầu tư (nội dung trong văn bản thỏa thuận của Công ty Everland với khách hàng).
Theo Sở Xây dựng Bắc Giang, căn cứ Luật kinh doanh bất động sản, việc tìm kiếm khách hàng, ký văn bản thỏa thuận và nhận tiền đặt cọc để bảo đảm việc được ký hợp đồng hợp tác đầu tư, hợp đồng mua bán nhà với chủ đầu tư khi dự án đủ điều kiện được giao dịch đã hình thành hành vi môi giới bất động sản.
Sở Xây dựng cho rằng hành vi này là quan hệ dân sự, không được quy định, điều chỉnh bởi Luật kinh doanh bất động sản và các văn bản hướng dẫn nên Sở chưa xem xét, xử lý. Tuy vậy, Thanh tra Sở Xây dựng tỉnh Bắc Giang đã lập biên bản vi phạm hành chính đối với hành vi không thực hiện chế độ báo cáo theo quy định của Công ty Everland.
Sau đó, UBND tỉnh Bắc Giang đã ban hành quyết định xử phạt vi phạm hành chính về hoạt động kinh doanh bất động sản đối với Công ty Everland.
Theo UBND tỉnh Bắc Giang, doanh nghiệp trên vi phạm quy định về kinh doanh dịch vụ bất động sản. Cụ thể, không thực hiện chế độ báo cáo theo quy định (theo Luật kinh doanh bất động sản và chế độ báo cáo được quy định tại nghị định 117/2015 của Chính phủ về xây dựng, quản lý và sử dụng hệ thống thông tin về nhà ở và thị trường bất động sản).
Do đó, UBND tỉnh Bắc Giang xử phạt Công ty Everland 140 triệu đồng. Đồng thời buộc Công ty Everland thực hiện chế độ báo cáo theo quy định.
Thuận Phong
15-25 triệu đồng/m2: Người nghèo khó mua nhà ở xã hộiGiá bán nhà ở xã hội trung bình ở mức 15 triệu đồng/m2, có khu vực lên tới 21 - 25 triệu đồng/m2 hoặc cao hơn khiến cho nhiều người nghèo có nhu cầu không thể tiếp cận được." alt="Người nước ngoài không được mua nhà thương mại trong dự án nhà xã hội ">
Người nước ngoài không được mua nhà thương mại trong dự án nhà xã hội